
Ủy thác là Việc giao cho cá nhân, pháp nhân – bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm. Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, có nhiều hình thức để khác nhau để nhập khẩu hàng hóa như: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu hỗn hợp. Trong đó phổ biến nhất là hình thức nhập khẩu ủy thác. Vậy, nhập khẩu ủy thác là gì, cách hạch toán nhập khẩu ủy thác như thế nào. Đức Nguyên Express sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Nhập khẩu ủy thác là gì?
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian.
Phương thức kinh doanh nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu chưa có đủ điều kiện để Nhà nước cấp phép cho nhập khẩu trực tiếp. Có thể lấy ví dụ như doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu thị trường, bạn hàng chưa có đủ khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại. Do đó, các doanh nghiệp này phải ủy thác hoạt động nhập khẩu cho các bên có đủ điều kiện nhập khẩu trực tiếp (doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu).
Doanh nghiệp nhận ủy thác sau khi hoàn thành công việc sẽ nhận được hoa hồng ủy thác theo tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng giá trị lô hàng và mức độ ủy thác. Trong quan hệ này, bên nhận nhập khẩu ủy thác là bên cung cấp dịch vụ, còn bên ủy thác là bên sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác.
Kế toán tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu
Theo quy định hiện hành, đơn vị ủy thác nhập khẩu sẽ giao quyền nhập khẩu cho đơn vị nhận ủy thác theo hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Bên nhận ủy thác nhập khẩu thực hiện dịch vụ nhận ủy thác nhập khẩu thực hiện dịch vụ nhận ủy thác nhập khẩu. Ngoài ra, bên nhận ủy thác sẽ chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế liên quan đến lô hàng nhập khẩu và lưu giữ các chứng từ liên quan như:
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ký với nước ngoài
Hóa đơn thương mại
Phiếu đóng gói hàng hóa
Vận đơn
Tờ khai hải quan
Biên lai nộp thuế
Bên nhận ủy thác sẽ là người đại diện cho bên giao ủy thác nộp các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước (theo hình thức nộp hộ). Trường hợp này, bên nhận ủy thác chỉ phản ánh số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước là khoản chi hộ, trả hộ cho đơn vị giao ủy thác.
Khi bàn giao hàng hóa nhập khẩu, bên nhận ủy thác phải chuyển giao toàn bộ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu và hóa đơn GTGT cho bên giao ủy thác. Hóa đơn GTGT này sẽ làm cơ sở tính thuế đầu vào của bên giao ủy thác.
Khi bàn giao hàng, ngoài hóa đơn trả hàng, bên nhận ủy thác còn phải lập hóa đơn hoa hồng ủy thác với mức hoa hồng tính theo tỷ lệ quy định trên giá trị lô hàng nhập khẩu và mức độ ủy thác.
1. Khi nhận tiền do đơn bị giao ủy thác để mở L/C
Trường hợp nhận tiền Việt Nam:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 – Phải trả khác (3388)
Trường hợp nhận ngoại tệ:
Nợ TK 111, 112 (tỷ giá thực thế tại thời điểm phát sinh giao dịch)
Có TK 338 – Phải trả khác (3388) (tỷ giá thực thế tại thời điểm phát sinh giao dịch)
2. Khi chuyển tiền ký quỹ mở L/C
Nợ TK 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược (tỷ giá thực thế tại thời điểm phát sinh giao dịch) (Thông tư 200)
Nợ TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (tỷ giá thực thế tại thời điểm phát sinh giao dịch) (Thông tư 133)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 1112, 1122 (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
3. Khi nhận hàng nhập khẩu và xuất trả hàng cho bên giao ủy thác
Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, kế toán không hạch toán giá trị lô hàng trên Bảng cân đối kế toán mà theo dõi hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị và Thuyết minh trên BCTC về giá trị lô hàng.
Khi trả hàng, tương tự như nhập hàng, không ghi nhận hàng nhận ủy thác trên Bảng cân đối kế toán mà chỉ phản ánh trên hệ thống quản trị và thuyết minh BCTC.
4. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán ủy thác nhập khẩu
Khi chuyển khoản ký quỹ L/C trả cho người bán một phần của khoản thanh toán hàng nhập khẩu:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu bên giao ủy thác chưa ứng tiền mua hàng nhập khẩu – theo tỷ giá thực tế)
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác – theo tỷ lúc nhận tiền)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược (tỷ giá ghi sổ lúc ký quỹ) (Thông tư 200)
Có TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (tỷ giá ghi sổ lúc ký quỹ) (Thông tư 133)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Khi thanh toán cho người bán số tiền phải trả cho hàng nhập khẩu ủy thác sau khi trừ đi số tiền đã ký quỹ, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu bên giao ủy thác chưa ứng tiền mua hàng nhập khẩu – theo tỷ giá thực tế)
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác – theo tỷ giá ghi sổ lúc nhận tiền)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 112 (1122),…(theo tỷ giá ghi sổ) (số tiền phải thanh toán thêm ngoài tiền đã ký quỹ)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB phải nộp cho bên giao ủy thác:
Nợ TK 1388 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112
Xem thêm:
Lưu ý khi mua hàng nhập khẩu và cách hạch toán
Thủ tục nhập khẩu máy in gồm những gì?
5. Các khoản chi hộ khác liên quan đến hoạt động nhận ủy thác nhập khẩu
Nợ TK 1388 – Phải thu khác
Có TK 111, 112…
- Khi kết thúc giao dịch, bù trừ các khoản phải thu và phải trả
Nợ TK 338 – Phải trả khác (3388)
Có TK 138 – Phải thu khác (1388)
Kế toán tại đơn vị giao nhập khẩu ủy thác
Đơn vị giao ủy thác là đơn vị có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nhưng không có khả năng thực hiện mà ủy thác cho đơn vị khác nhập hộ. Khi giao quyền nhập khẩu cho đơn vị nhận ủy thác, đơn vị giao ủy thác phải chuyển tiền để mở L/C; và tiền để trả các khoản chi phí khác về thuế, phí, lệ phí, …Nhưng các nghĩa vụ đối với NSNN về các khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu được xác định là của bên giao ủy thác. Mặt khác bên giao ủy thác phải trả cho bên nhận ủy thác hoa hồng ủy thác.
Các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp mắc phải
Sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu theo thoả thuận bằng miệng thay cho hợp đồng bằng văn bản.
Các hợp đồng ủy thác được ký kết giữa những người không đủ năng lực theo luật định.
Trách nhiệm sửa đổi. Biện pháp khắc phục hậu quả. Thời gian và phương thức bồi thường không được nêu trong hợp đồng uỷ quyền.
Không có cơ chế giải quyết khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.
Hàng hóa không được chấp nhận. Luật pháp không quy định trường hợp người uỷ quyền từ chối nhận hàng. Các bên phải đạt được một thỏa thuận chi tiết về trách nhiệm của cả hai bên. Đồng thời tìm phương hướng giải quyết.
Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh. Hay có liên quan đến hợp đồng. Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.
Với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhập khẩu: không nhập khẩu thường xuyên hoặc người quản lý các doanh nghiệp kiêm luôn cả các hoạt động xuất nhập khẩu nhưng không muốn tốn quá nhiều thời gian để xử lý chứng từ, giấy tờ xuất nhập khẩu, muốn tối ưu hơn nữa chi phí nhập khẩu để tăng lợi thế cạnh tranh.
Với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nhập khẩu: không biết tìm nguồn hàng ở đâu, không nắm được quy trình nhập khẩu chính ngạch trong khi nhập khẩu tiểu ngạch lại rủi ro cao, có thể hạn chế về ngôn ngữ tiếng Trung.
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.