
Không giống như những mặt hàng khác, rượu là mặt hàng đặc biệt và nhạy cảm. Thủ tục để nhập khẩu và vận chuyển mặt hàng này không phải đơn giản, đòi hỏi một công ty có đủ điều kiện pháp lí và kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề phát sinh nhanh chóng, hiệu quả. Dưới đây Đức Nguyên Express sẽ thông tin tới khách hàng thủ tục nhập khẩu rượu gồm những gì sẽ giúp cho Quý khách thông tin hữu ích nhất
Quy định về chính sách nhập khẩu rượu
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.”
Do đó, rượu thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành theo Quyết định 3648/QĐ-BCT ngày 08/09/2016 của Bộ Công thương nên phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quy định hiện hành

Điều kiện nhập khẩu rượu
– Căn cứ Điều 20 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu quy định:
“Điều 20 .Nhập khẩu rượu
- Rượu nhập khẩu bao gồm rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và rượu dưới dạng bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
- Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
- Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chỉ có doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mới được nhập khẩu trực tiếp rượu có phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.
- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu để pha chế thành rượu thành phẩm.
- Rượu nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành.
- Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, thương nhân nhập khẩu phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.”
Như vậy, để được phép nhập khẩu rượu công ty phải đáp ứng các điều kiện quy định trên.
Về hồ sơ thủ tục hải quan, công ty thực hiện theo khoản khoản 2 điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Đồng thời rượu vang làm từ nho tươi phải kiểm tra đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan theo quy định tại Quyết định số 3648/QĐ-BCT ngày 08/09/2016 của Bộ Công thương.
Xem thêm:
Thủ tục xuất khẩu gỗ tự nhiên và các sản phẩm từ gỗ
Thủ tục xuất khẩu than củi gồm những gì?

HS code rượu và thuế nhập khẩu rượu
Mã HS code rượu đề nghị doanh nghiệp tham khảo nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208.
Doanh nghiệp dựa vào thành phần và tính chất, nồng độ rượu để áp mã phù hợp nhất.
Thủ tục nhập khẩu rượu về Việt Nam
Về cơ bản, khi tiến hành nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
– Có giấy phép nhập khẩu đủ điều kiện kinh doanh, phân phối rượu
– Tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu trước khi hàng về
– Hàng về tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
– Tiến hành đăng ký và dán tem
Hồ sơ hải quan nhập khẩu rượu sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
– Tờ khai hải quan nhập khẩu
– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
– Bill of Lading
– C/O nếu có
– Giấy phép nhập khẩu
– Hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác)
– Các chứng từ khác
Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu rượu và các mặt hàng khác xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.
Về chính sách thuế:
2.1. Thuế nhập khẩu:
Căn cứ vào Biểu Thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2016 ban hành theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2016, rượu vang nho có thể được phân loại và phân nhóm 22.04: Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09 hoặc phân nhóm 22.05: Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm. Cả hai phân nhóm này đều có thuế suất thuế nhập khẩu 50%.
2.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số70/2014/QH13 ngày 26/11/2016 có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tuỳ theo nồng độ, cụ thể:
STT | Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
Rượu | ||
a) Rượu từ 20 độ trở lên | ||
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 | 55 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 60 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 65 | |
b) Rượu dưới 20 độ |
|
|
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 30 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 35 |
Trên đây là quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu ủy thác cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu nhập khẩu ủy thác nhanh gọn đơn giản tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy liên hệ với Đức Nguyên Express để được tư vấn và hỗ trợ. Mọi chi tiết xin liên hệ Mr Nguyên / 0965216886
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.