Thủ tục xuất khẩu mật ong cần cung cấp những giấy tờ gì?

thủ tục xuất khẩu mật ong

Việt Nam là thị trường xuất khẩu mật ong đầy tiềm năng. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu mật ong lớn nhất trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu mật ong vẫn còn tồn tại một số thách thức. Đức Nguyên Express hiện đang là công ty nhận vận chuyển xuất khẩu mật ong cho rất nhiều doanh nghiệp lớn xin đưa ra những đặc điểm về xuất khẩu mật ong tại Việt Nam như sau

Tổng quan thị trường xuất khẩu mật ong

Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về xuất khẩu mật ong.

Năm 2015, sản lượng mật ong cả nước là 30.000 tấn, trong đó 27.000 tấn được xuất khẩu sang nước ngoài.

xuất khẩu mật ong

Năm 2016, doanh thu xuất khẩu mật ong Việt Nam đạt 58 triệu USD – chiếm 3,1% thị phần xuất khẩu mật ong thế giới. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm đến 95% sản lượng mật ong Việt Nam bán ra thế giới. Theo đánh giá của ông Nicholas Sargeantson, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sunland Trading, Inc., công ty chuyên nhập khẩu, đóng gói mật ong của Mỹ, so với mật ong của các nước khác ở châu Á, mật ong của VN được thị trường Mỹ rất ưa chuộng do có màu sắc và mùi vị gần giống với loại mật Yucatan của Mêhicô đang được tiêu thụ mạnh ở châu Âu.

Đến 2017, sản lượng mật ong của cả nước là 48.000 tấn, trong đó 37.000 tấn được xuất khẩu. Đặc biệt, 2017 là năm đầu tiên VN xuất khẩu mật ong vượt mốc 30.000 tấn vào Mỹ, đạt kim ngạch 75,66 triệu USD.

Xem thêm:

Thủ tục xuất khẩu gừng tươi sang Châu Âu

Thủ tục xuất khẩu than củi gồm những gì?

Chỉ tiêu để xuất khẩu mật ong

– Kiểm tra kháng sinh

Nói chung, theo định nghĩa của FAO, trong mật ong nguyên chất không cho phép có bất kì chất lạ nào khác. Tiêu chuẩn trên thị trường mật ong thế giới không cho phép sự tồn tại của bất kỳ loại kháng sinh nào cũng như dư lượng các loại thuốc trừ sâu.

Hiện nay, thị trường Mỹ, châu Âu đang chú ý và phản ứng khá gay gắt với dư lượng của các loại kháng sinh mới như: Cloramphenicol, Nitrophuran, Florouquinolone. Các chỉ tiêu này sẽ được hải quan các nước trực tiếp kiểm tra khi hàng nhập khẩu.

Do một số người nuôi ong dùng kháng sinh điều trị bệnh cho đàn ong vào vụ mùa khái thác mật hoặc quá gần vụ mùa, chất kháng sinh không kịp phân hủy hay đào thải nên sẽ tồn dư trong mật ong. Để giải quyết vấn đề này, các công ty xuất khẩu mật ong phải thường xuyên kiểm tra, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức cho người nuôi ong.

thủ tục xuất khẩu mật ong

– Kiểm tra bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Cac-bon 13 ( C13)

Phương pháp này sử dụng đồng vị phóng xạ Carbon 13 nhằm xác định hàm lượng gốc đường C4 có nguồn gốc từ đường mía hoặc tinh bột. Nếu cho ong ăn đường để làm ra mật thì gốc đường C4 trong mật ong vẫn còn nguyên và nếu hàm lượng này lớn hơn 7% thì bị kết luận là mật giả. Với phương pháp kiểm tra này, bất cứ loại mật giả nào cũng bị phát hiện.

Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, được áp dụng triệt để cho các thị trường Mỹ, châu Âu, Ả Rập Xê-Ut.

– Bao bì, đóng gói

Thông thường, các công ty xuất khẩu sử dụng các loại thùng phi sắt lớn có tráng men, chứa được 290 – 300 Kg/phi, 62 – 64 phi/01 container 20’. Đa số thường dùng các loại thùng phi cũ, súc rửa và tái sử dụng. Do đó phải hết sức thận trọng với loại thùng phi mà trước đó đã dùng chứa các chất độc hại.

Kết Luận

Xuất khẩu mật ong vào các thị trường như Mỹ, châu Âu luôn là mục tiêu của các công ty xuất khẩu cũng như người nuôi ong. Tuy nhiên, phải hết sức chú ý đến vấn đề chất lượng, đặc biệt là chất kháng sinh. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với thực phẩm nhập khẩu vào các thị trường cao cấp đầy tiềm năng này.

Mặc dù ngành ong mật Việt Nam đã có những thành công nhất định trên thị trường quốc tế, nhưng vẫn còn một số tai tiếng do thiếu sự quản lý chung và thiếu sự thống nhất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng vào tương lại và sự nỗ lực của những cá nhân và các công ty có nhiệt huyết với ngành ong mật Việt Nam.

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi