
Ở nước ta cây quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp thế mạnh, quế có thể trở thành một cây trồng hứa hẹn triển vọng tốt. Cây quế đã được trồng cách đây khá lâu nhưng chưa phát triển mạnh như mấy năm trở lại đây vì thời gian trồng đến khi khai thác lâu hơn cây mỡ, cây keo. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không còn nữa và thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thành cây trồng và dần đang được các doanh nghiệp đầu tư phát triển thành ngành dịch vụ xuất khẩu quế. Dưới đây Đức Nguyên Express xin giới thiệu quy trình thủ tục và thuế VAT trong xuất khẩu quế ở Việt Nam.
Thị trường quế xuất khẩu Việt Nam
Ở nước ta có 4 vùng trồng quế phát triển có diện tích lớn và lâu đời là Quảng Ninh, Yên Bái, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi. Hiện có 02 loại giống quế chính là: giống lá nhỏ và giống lá to. Giống lá nhỏ mặc dù chậm lớn nhưng vỏ dày, hàm lượng tinh dầu nhiều hơn giống quế lá to, có giá bán cao hơn.
Cây quế khai thác được tận dụng tất cả lá, cành, thân để chưng cất tinh dầu. Trên thị trường hiện nay, vỏ cây quế được ưa chuộng, thường sử dụng trong chữa bệnh (đông y, tây y). Với mùi thơm đặc biệt, vỏ quế cũng được sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Từ vỏ quế còn chế biến ra rất nhiều sản phẩm phong phú khác như quế ống, bột quế, đồ thủ công mỹ nghệ…
Với những ưu thế vượt trội đem lại, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, để người dân xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ cây quế được bền vững vẫn cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm từ quế; quảng bá đưa sản phẩm quế có mặt trong và ngoài nước, góp phần nâng cao thu nhập người cho trồng quế, giúp bà con yên tâm phát triển cây đặc sản này.
Xem thêm:
Bộ chứng từ nhập khẩu ủy thác gồm những gì?
Nhập khẩu ủy thác phế liêu cần lưu ý những gì?
Quy trình thủ tục và thuế trong xuất khẩu quế Việt Nam
Thuế VAT trong xuất khẩu quế Việt Nam
Theo quy định của nhà nước quy định thì quế khi nhập khẩu phải kiểm dịch bắt buộc, còn khi xuất khẩu thì theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của người mua hàng. Cũng giống như bất kỳ sản phẩm nông nghiệp thô, quế thu mua trong nước rồi đưa vào khu chế xuất phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định của nhà nước
Trong danh mục Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành từ năm 2008 đến 2011, quế không nằm trong biểu thuế do vậy khi xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu. Để hỗ trợ cho ngành xuất khẩu nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam. Đối với mặt hàng vỏ quế thì không bị đánh thuế VAT. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí không hề nhỏ.
Chính sách mặt hàng
Đối với mặt hàng vỏ quế doanh nghiệp làm các thủ tục xuất khẩu như bình thường. Tuy nhiên, đối với mặt hàng này thông thường bên khách hàng sẽ yêu cầu buộc phải kiểm dịch hoặc hun trùng ( hoặc cả hai ). Vì thế khi đóng hàng cần phải hết sức cẩn thận vẫn đề này nếu không sẽ phải hun trùng lại và kiểm dịch lại sẽ gây tốn kém chi phí và thời gian của doanh nghiệp
Thủ thục hải quan quế xuất khẩu
+ Làm thủ tục như những hàng hóa xuất bình thường.
+ Kiểm tra có phải kiểm dịch hoặc hun trùng hay không dựa vào: hợp đồng có quy định tham khảo công văn số 14366/BCT-TCHQ. Khâu kiểm dịch rất quan trọng nhé, nếu thiếu nhiều khả năng không nhận hàng, bị yêu cầu tiêu hủy hoặc xuất trả.
– Lưu ý: Kiểm tra có cho nhập khẩu quế từ VN hay không. Vì một số nước không cho nhập khẩu quế từ Việt Nam
Phân loại quế xuất khẩu
Để các sản phẩm được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường EU thì hàng hóa phải đảm bảo một số yêu cầu của EU về môi trường, an toàn và sức khỏe. Quế khi được xuất khẩu sẽ được phân loại và kiểm định rõ ràng như sau:
Quế đồi : Thanh quế tương đối thẳng, được uốn hình lòng máng hoặc số 3, hai đầu gọt vát. Không có mấu, giập vỡ. Lòng thanh quế màu nâu hoặc nâu sẫm. Cho phép có không quá hai mắt chết với chiều dài lớn nhất qua tâm không lớn hơn 40 mm.
Quế thông: Thanh quế tương đối thẳng hoặc cong lượn một chiều, được cuộn ống hoặc cuộn hai mép, hai đầu gọt vát hoặc cưa bằng. Lòng thanh quế màu nâu hoặc nâu sẫm. Cho phép có không quá hai mắt chết với chiều dài lớn nhất qua tâm không lớn hơn 40 mm.
Quế vụn: Gồm những mảnh vỡ vụn, lòng thanh quế màu nâu hoặc nâu sẫm
Quế vụn cành: Gồm những mảnh thanh mỏng bóc ở vỏ cành nhỏ
Các tiêu chí đóng gói nhãn mác và bảo quản
Đối với Quế đồi và quế thông được đóng trong hòm gỗ nan két, hòm gỗ dán hoặc hòm các tông. Hòm có kích thước 400 x 530 x 850 mm. Trong hòm lót cót hoặc bao cói, sau đó lót giấy chống ẩm. Hòm phải được chèn lót chặt chẽ, bên ngoài hòm siết chặt 2 vòng đai nẹp sắt (hoặc nhựa) đảm bảo chắc chắn cho vận chuyển đường dài.
Còn đối với quế vụ và quế vụn cành được đóng trong bao tải hoặc bao cói.
Vận chuyển đường biển bắc nam giá rẻ nhanh chóng 2023
Các quy định về nhãn mác và vận chuyển
Quế xuất khẩu phải đảm bảo ghi rõ nội dung rõ ràng về: khối lượng, nơi sản xuất, kiểm định chất lượng
Quế phải được bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, đảm bảo tuyệt đối không có tình trạng ẩm mốc hay pha tạp.
Không được để lẫn các loại hàng hóa khác có mùi vị lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng của quế.
Cho phép vận chuyển quế trên các phương tiện vận tải, phải khô, sạch và có mui bạt che đậy tránh mưa nắng.
Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi phần nào giúp khách hàng giải đáp được quy trình thủ tục trong ngành xuất khẩu quế. Nếu doanh nghiệm bạn đang cần tìm đơn vị nhập khẩu ủy thác và vận chuyển hàng xuất khẩu thì chúng tôi là một đơn vị uy tín không thể bỏ qua nhé. Hotline tư vấn hỗ trợ miễn phí 0902101668
Để lại một phản hồi
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.