Tờ khai hải quan điện tử xuất nhập khẩu

phí nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác – Chào các bạn, sau đây Đức Nguyên Express sẽ xin chia sẻ với các bạn các vấn đề liên quan đến tờ khai hải quan điện tử, cách tra cứu và in mã vạch… Để thông quan 1 lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu thì loại chứng từ cần thiết là bạn phải có tờ khai hải quan, do hiện tại tờ khai đều được khai báo bằng phương tiện điện tử và cụ thể là phần mềm khai báo hải quan ECUS, hải quan cũng xử lý dữ liệu điện tử nên chúng ta hay gọi là tờ khai hải quan điện tử.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tờ khai hải quan điện từ như: tờ khai hải quan điện tử là gì, làm sao in được tờ khai hải quan, cách tra cứu thông tin tờ khai cũng như in mã vạch tờ khai như thế nào.

Tờ khai hải quan điện tử là gì?

Trong phần này sẽ giải thích về quy trình và tại sao hải quan phải yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khai hải quan khi có hàng hóa xuất hoặc nhập vào quốc gia đó.

Thủ tục hải quan (Customs procedure)

Các bạn hiểu đơn giản thế này, để làm thủ tục thông quan 1 lô hàng qua biên giới, các doanh nghiệp phải thực hiện việc khai báo tờ khai hải quan, các số liệu và chứng từ được nhập vào phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, sau đó được truyền đến cơ quan hải quan thông qua môi trường internet, hải quan tiếp nhận và xử lý số liệu như kiểm tra, cấp số, phân luồng thông qua hệ thống tự động điện tử, sau đó bạn sẽ xuất tờ khai từ phần mềm ra để là thủ tục thông quan tại chi cục.

Tờ khai hải quan điện tử (Customs declaration form)

Tờ khai hải quan là 1 form được thiết kế sẵn theo quy định của pháp luật hải quan, trong đó người khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Thay thế Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Tên tiếng Anh của tờ khai hải quan: Tờ khai hải quan xuất khẩu (Export Customs Declaration ), tờ khai hải quan nhập khẩu (Import Customs Declaration)

Sau đây là hình ảnh của một tờ khai hải quan điện tử:

Khi nào nên sử dụng dịch vụ Nhập khẩu ủy thác

Đối tượng sử dụng dịch vụ Ủy thác nhập khẩu hàng hóa:

1) Doanh nghiệp bạn không (hoặc chưa) có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để có thể tự thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

2) Chẳng hạn với doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ nhân sự chưa quen làm xuất nhập khẩu, hoặc không biết cách giao tiếp, đàm phán được với người bán hàng đầu nước ngoài. Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên.

3) Cá nhân không có tư cách pháp nhân, không nên ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, muốn nhập khẩu hàng thì có thể ký hợp đồng ủy thác cho công ty dịch vụ XNK để thực hiện việc nhập hàng.

Xem thêm:

Phí nhập khẩu ủy thác bao nhiêu?

Thủ tục xuất khẩu gừng tươi

Điều kiện Của Chủ Thể Xuất Nhập Khẩu Uỷ Thác

Đối với bên uỷ thác

Có giấy phép kinh doanh trong nước hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Có hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cần thiết Bộ thương mại có văn bản cho doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác theo hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kế hoạch đã giao cho bên nhận uỷ thác.

Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu.

Có khả năng thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác.

Đối với bên nhận uỷ thác

Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác..

Trách nhiệm của người nhận ủy thác

  • Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
  • Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
  • Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
  • Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
  • Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
  • Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)

Trách nhiệm của người ủy thác

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.
  • Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
  • Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
  • Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)
  • Thanh toán phí dịch vụ ủy thác

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi