Lưu ý khi mua hàng hóa nhập khẩu và cách hạch toán

hợp đồng nhập khẩu ủy thác
Hợp đồng nhập khẩu ủy thác

Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài, được sản xuất ở một nước khác và tiến vào thị trường Việt Nam qua cửa khẩu. Trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải nhập hàng từ nước ngoài về do một số yêu cầu. Vậy mua hàng hóa nhập khẩu, kế toán hạch toán thế nào? Có khác gì với hàng hóa thông thường không? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Đức Nguyên Express nhé!

Quy trình khi mua hàng hóa nhập khẩu

Vì là hàng hóa được xuất từ nước ngoài vào nên các thủ tục khá nhiều và doanh nghiệp cần lưu ý:

Người đại diện doanh nghiệp đi lấy hàng cần xuất trình tờ khai hải quan và các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng mua hàng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển,…) khi hàng hóa về đến cửa khẩu.

Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa, giấy tờ hợp lệ hay không, sau đó xác định thuế phải nộp.

Khi hàng hóa đã được kiểm tra và xác nhận thông qua, đại diện nhận hàng hóa tại cửa khẩu và vận chuyển hàng về kho của công ty mình (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài).

Hàng hóa được vận về đến kho của công ty, kế toán kho sẽ nhận hóa đơn, chứng từ, tiến hành kiểm kê hàng hóa, nhận hàng và lập phiếu nhập kho cho lô hàng đó.

Thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào biên bản, phiếu nhập kho, sau đó ghi chép vào sổ theo dõi.

Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.

Hoàn thành các thủ tục thanh toán với nhà cung cấp từ nước ngoài.

Những hóa đơn cần có khi mua hàng nhập khẩu

  • Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (Nếu qua đơn vị nhập khẩu ủy thác).
  • Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.
  • Hoá đơn thương mại (Invoice) do người bán xuất.
  • Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.
  • Biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu.
  • Chứng từ thu thuế hàng nhập khẩu.

Các loại thuế cần đóng

Đối với hàng hóa mua nhập khẩu, kế toán cần phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có):

Thuế nhập khẩu: là thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng về tới của khẩu thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Sử dụng TK: 3333.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế TTĐB thường áp dụng thuế suất cao mục tiêu nhằm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt. (Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà, Rượu, bia, Kinh doanh vũ trường, mat-xa, karaoke, gôn, kinh doanh xổ số… ). Sử dụng TK: 3332.

Cách hạch toán ủy thác

Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Nợ TK 152, 156, 611: Giá bao gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường.

Có TK 111, 112, 331: Theo tỷ giá bán ra

Có TK 3333: Thuế nhập khẩu

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu có)

Có TK 3338: Thuế bảo vệ môi trường (Nếu có)

+ Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

+ Nợ TK 152, 156, 611: Giá đã có tất cả các loại thuế

Có TK 111, 112, 331: Theo tỷ giá bán ra

Có TK 3333: Thuế nhập khẩu

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu có)

Có TK 3338: Thuế bảo vệ môi trường (Nếu có)

Nếu phát sinh các chi phí khác như chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

+ Nợ TK 152, 156, 611…

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331…

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

+ Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331…

Xem tiếp:

Hướng dẫn hạch toán nhập khẩu ủy thác

Thủ tục nhập khẩu máy in gồm những gì?

Các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp mắc phải

Sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu theo thoả thuận bằng miệng thay cho hợp đồng bằng văn bản.

Các hợp đồng ủy thác được ký kết giữa những người không đủ năng lực theo luật định.

Trách nhiệm sửa đổi. Biện pháp khắc phục hậu quả. Thời gian và phương thức bồi thường không được nêu trong hợp đồng uỷ quyền.

Không có cơ chế giải quyết khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp phải các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.

Hàng hóa không được chấp nhận. Luật pháp không quy định trường hợp người uỷ quyền từ chối nhận hàng. Các bên phải đạt được một thỏa thuận chi tiết về trách nhiệm của cả hai bên. Đồng thời tìm phương hướng giải quyết.

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh. Hay có liên quan đến hợp đồng. Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.

Đối với doanh nghiệp mua hàng hóa nhập khẩu ủy thác, kế toán mua hàng nên lưu ý một số những điểm trên nhé. Nếu bạn còn có khó khăn gì trong công việc thì hãy liên hệ với Đức Nguyên Express để được giúp đỡ. Chúc các bạn thành công trong công việc!

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi