
Xe đạp là phương tiện mà được rất nhiều người dân trên thế giới ưa thích sử dụng bao gồm: xe đạp hai bánh người lớn, xe đạp tập thể dục, xe đạp đua, xe đạp trẻ em…
Xe đạp nhập khẩu là loại xe mà rất nhiều người thích sử dụng bởi : chất lượng, độ bền… Các bạn muốn nhập khẩu xe đạp về để kinh doanh, sử dụng cá nhân thì các bạn cần biết thủ tục nhập khẩu xe đạp về Việt Nam. Bạn cứ yên tâm Vĩnh Cát Logistics với nhiều năm kinh nghiệm làm dịch vụ nhập khẩu xe đạp từ nước ngoài về Việt Nam sẽ giải đáp mọi thắc và giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu xe đạp.
Chính sách nhập khẩu xe đạp
Theo quy định hiện hành, xe đạp không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu xe đạp cũ thì thuộc danh mục hàng cấm nhập . Như vậy chính sách nhập khẩu xe đạp mới 100%, doanh nghiệp hay cá nhân làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo đúng quy định.
Tuy nhiên có 1 số trường hợp có những loại xe nhập khẩu sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải có điều kiện nhập khẩu khác nhau :
- Nhập khẩu xe đạp điện : thì trước khi nhập khẩu mặt hàng này, phải thực hiện đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy.
- Nhập khẩu xe đạp dùng cho mục đích vui chơi trẻ em thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ .
Mã hs code và biểu thuế nhập khẩu xe đạp
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thuế, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên các doanh nghiệp và cá nhân cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Mã hs code và biểu thuế nhập khẩu xe đạp:
- Xe đạp đua : mã hs : 87120010, thuế nhập khẩu ưu đãi : 5%, VAT: 8% .
- Xe đạp người lớn: mã hs : 87120030, thuế nhập khẩu ưu đãi : 45%, VAT: 8%.
- Xe đạp thiết kế cho trẻ em: mã hs : 87120020, thuế nhập khẩu ưu đãi :45% , VAT: 8%.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) , đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã hs đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu xe đạp về Việt Nam
Xe đạp mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.
1, Bộ chứng từ cơ bản bao gồm:
+ tờ khai hải quan nhập khẩu
+ Commercial Invoice (hoá đơn thương mại)
+ Bill of Lading ( vận đơn)
+ Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
+ C/O nếu có (chứng từ xuất xứ hàng hoá)
+ Các chứng từ khác (nếu có)
2, Làm thủ tục nhập khẩu xe đạp
Khi doanh nghiệp truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ để xác định các bước thủ tục hải quan tiếp theo cần làm. Lưu ý quan trọng khi nhập khẩu xe đạp về trị giá khai báo bởi hàng nằm trong danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá tính thuế để biết thêm chi tiết xin liên hệ hotline: 0965216886/mr nguyên.
3, Thông quan và nhận hàng về trả khách
Sau khi hải qua kiểm tra tờ khai và bộ chứng từ của lô hàng nhập khẩu xe đạp không có gì thắc mắc thì sẽ thông quan cho tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu nộp lệ phí và làm nốt thủ tục ký hải quan giám sát sau đó nhận hàng.
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu :
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu tuỳ thuộc vào : nước xuất khẩu, đường vận chuyển( hàng không, đường biển..) để biết chính xác hơn các bạn liên hệ Vĩnh Cát Logistics hotline: 0965216886/mr nguyên.
Vĩnh Cát Logistics với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc, không ngừng phấn đấu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đã từng cộng tác với nhiều đối tác lớn trong việc nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam .
Mọi yêu cầu tư vấn và báo giá dịch vụ bao gồm: Vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa, thủ tục hải quan, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics khác vui lòng liên hệ tới Vĩnh Cát Logistics luôn sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho quý khách hàng.