Thủ tục xuất khẩu gừng tươi

thủ tục xuất khẩu gừng tươi

Nhập khẩu ủy thác – Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong nấu ăn. Có công dụng làm giảm bớt mùi của thực phẩm và giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Đặc biệt, gừng còn là vị thuốc trong y học. Chính vì những lợi ích này Đức Nguyên Express đã phát triển dịch vụ xuất khẩu gừng tươi đơn giản nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thủ tục xuất khẩu gừng tươi

Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu gừng tươi để hợp tác với các công ty chế biến Châu Âu, đặc biệt là các công ty có quy mô lớn và có đủ nguồn lực có thể đầu tư ra nước ngoài. Bạn cũng có thể tìm các công ty Châu Âu có trong danh sách thành viên của các hiệp hội gia vị ở Châu Âu.

Hồ sơ hải quan về xuất khẩu gừng tươi

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

thủ tục xuất khẩu gừng tươi

Địa điểm mở tờ khai xuất khẩu gừng tươi

Được quy định tại Khoản 1 Điều 13 như sau: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, cụ thể:

a) Đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích;

b) Đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến;…”

Quản lý an toàn thực phẩm

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được quy định tại:

– Khoản 2, 3 Điều 63 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH13 ngày 17/6/2010 của Quốc hội khóa XII, như sau:

Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối.

Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.”;

– Khoản 2, 3 Điều 21 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ như sau:

Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.

Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”

Xem thêm:

Tờ khai hải quan điện tử xuất nhập khẩu

Thủ tục xuất khẩu mật ong

thủ tục xuất khẩu gừng tươi

Xuất khẩu gừng tại Châu Âu

Tiêu dùng của thế giới đối với gừng đang tăng lên. Thị trường gừng toàn cầu nói chung và Châu Âu nói riêng được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể ít nhất đến năm 2020. Tại thị trường Châu Âu, năm 2016 tổng khối lượng gừng khô nhập khẩu đã đạt 154 nghìn tấn. Từ năm 2012, giá trị nhập khẩu gừng tăng khoảng 16% mỗi năm, khối lượng nhập khẩu tăng khoảng 12% mỗi năm.

Trung Quốc là nước cung cấp chính gừng cho Châu Âu và đây cũng chính là đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất của Việt Nam. Nước này chiếm tới 81% nguồn cung gừng cho Châu Âu từ các nước đang phát triển năm 2015. Một số nước cung cấp gừng là nước đang phát triển khác bao gồm: Peru (4,1% thị phần năm 2015), Brazil (2,8%), Nigeria (2,5%), Ấn Độ (1,3%) và Thái Lan (1%)

Thị phần của Peru đã tăng lên đáng kể so với năm 2011, tăng 65%. Tuy nhiên, so với Trung Quốc, nguồn cung từ nước này vẫn còn rất nhỏ. Sản xuất gừng ở Trung Quốc được thực hiện chủ yếu bằng máy. Các nước cung cấp nhỏ hơn như Peru chủ yếu tiến hành khâu sản xuất thủ công. Do đó, Trung Quốc có thể sản xuất và xuất khẩu khối lượng lớn gừng so với các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển khác. Tình huống này khiến cho các nhà cung cấp khó cạnh tranh với Trung Quốc nếu bạn chỉ là một nhà cung cấp nhỏ. Nếu bạn muốn cạnh tranh với Trung Quốc, bạn cần phải có khả năng: cung cấp ổn định gừng cả về khối lượng và chất lượng, tuân thủ theo quy định về thời hạn giao hàng, tuân thủ theo các yêu cầu về an toàn thực phẩm…

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi